Nội dung bài viết
Mở đầu
Chúng ta đã nghe nhiều về MRP (Material Requirements Planning) tính năng được thiết kế và phát triển bởi Công ty phần mềm SAP. Dĩ nhiên, sản phẩm SAP Business One cũng trang bị công cụ tính toán nguồn lực sản xuất mạnh mẽ và hiệu quả này. Từ khi được khai sinh vào những năm 1960, giải pháp này được đánh giá là “killer app” vì tính hiệu quả vượt bậc.
Đã từng có nhiều phân tích giúp chỉ ra sự khác biệt và tương đồng giữa ERP và MRP. Tuy nhiên, sau quá trình phát triển nhiều năm của cả hai, SAP nhận địng rằng “bên trong tất cả các hệ thống ERP, nguyên lý gốc của MRP vẫn không hề đổi thay: nhận diện cần gì, cần bao nhiêu và khi nào cần.
SMARTIS và kinh nghiệm triển khai phân hệ Sản Xuất đã nhận thấy lợi ích tuyệt đối của vận dụng MRP hỗ trợ sản xuất. Dưới đây là những dẫn chứng cụ thể về các mặt nào của sản xuất đã được cải thiện nhờ vào MRP.
Ví dụ về cải thiện hiệu quả sản xuất
-
MRP tạo lệnh sản xuất (Production Orders)
Khi có Sales Order mới được ghi nhận vào hệ thống, chạy tính năng MRP, hệ thống sẽ sinh ra các lệnh sản xuất và lưu trong mục gọi là Recommendations (khuyến nghị). Những lệnh này là kết quả của tính toán tối ưu nhất sao cho sản xuất không bị chậm tiến độ và hiệu quả cao nhất.
-
Tối ưu mức tồn kho
MRP giúp tự động tính toán chính xác số lượng nguyên vật liệu cần cho sản xuất. Mục đích chính là sao cho vẫn bảo đảm tránh được tình trạng thiếu hụt hoặc dự trữ quá nhiều trong kho. Từ đó sẽ giảm thiểu chi phí tồn kho và tránh lãng phí.
-
Kế hoạch sản xuất hiệu quả
Kế hoạch sản xuất được thiết lập dựa trên nền tảng của số liệu tồn kho và dự đoán nhu cầu. Trường hợp nhu cầu của một mặt hàng cụ thể tăng cao, MRP sẽ điều chỉnh kế hoạch sản xuất để đảm bảo số lượng thành phẩm đầu ra sẽ đáp ứng đúng thời gian giao hàng cho khách.
-
Kế hoạch nguồn lực
MRP hỗ trợ lên kế hoạch sử dụng hiệu quả nguồn lực máy móc sản xuất. Hỗ trợ người quản lý trong việc thu xếp lên lịch vận hành thực tế.
-
Phối hợp hiệu quả với nhà cung cấp
MRP quản lý thời gian giao hàng của nhà cung cấp (lead time) đảm bảo mua nguyên liệu thô kịp thời. Ví dụ, nếu nhà cung cấp có thời gian giao hàng là 30 ngày. MRP đảm bảo rằng các đơn đặt hàng mua được đặt trước để đáp ứng thời hạn sản xuất mà không bị chậm trễ.
Có thể chọn kết quả của MRP là Yêu cầu mua hàng (Purchase Request) hoặc đơn mua hàng (Purchase Order). Dựa vào các giao dịch này bộ phận thu mua có thể chủ động hơn trong việc quản lý nguyên liệu đầu vào.
-
Cải thiện quy trình làm việc
MRP liên kết dữ liệu giữa nhiều phân hệ như: bán hàng, mua hàng, quản lý tồn kho và sản xuất tạo nên một quy trình liền mạch. Cụ thể là khi doanh nghiệp có đơn hàng mới, chạy MRP. Kết quả của MRP sẽ sinh giao dịch liên quan phân hệ khác sao cho đáp ứng được nhu cầu kinh doanh của doanh nghiệp.
-
Giảm sai sót từ nhập liệu thủ công
Quy trình MRP tính toán tự động dữ liệu vì vậy sẽ giảm nhu cầu phải nhập dữ liệu hoặc tính toán thủ công. Từ đó, giảm thiểu nguy cơ phát sinh lỗi, tăng tính chuẩn xác trong việc lên kế hoạch và quản lý tồn kho.
Tham khảo Các bước vận hành MRP trên SAP Busines One
Sources: