Sự tiến bộ thần tốc của các công nghệ dựa trên đám mây (cloud-based) và các mô hình kinh doanh đang thay đổi cho phù hợp xu hướng thị trường đã thúc đẩy ngành công nghiệp phần mềm ERP cần tiên phong trên lộ trình phát triển.
Các doanh nghiệp ngày nay đang phát triển nhanh chóng và thay đổi cách thức quản lý và điều hành. Để đạt được lợi thế cạnh tranh so với các đối thủ, các tổ chức đang sử dụng các nguồn lực và cơ sở hạ tầng CNTT tốt nhất như một phần trong chiến lược của họ. Và ERP là một hệ thống trổi dậy để quản lý các mô hình kinh doanh phức tạp với các giải pháp được mục tiêu hóa.
Bằng việc hợp nhất quyền kiểm soát các mô-đun như là: lên kế hoạch thu mua nguyên vật liệu, phân tích hàng tồn kho, kế toán, tài chính, nhân sự và marketing trong cùng một hệ thống ERP đã chứng minh được hiệu quả và tăng năng suất trong hơn vài thập kỷ qua. Bên cạnh có rất nhiều các hệ thống ERP chuẩn hóa có sẵn trên thị trường dành cho mọi ngành nghề, nhưng các công ty trong ngành đang tùy chỉnh các sản phẩm của họ để cung cấp các gói giải pháp chuyên sâu hơn nhằm đáp ứng nhu cầu của các doanh nghiệp lớn và qui trình quản lý phức tạp.
Thị trường ERP được thúc đẩy bằng minh chứng sự phổ biến của nó đối với hầu hết các doanh nghiệp lớn cũng như vừa và nhỏ (SME). Thông qua minh chứng trong việc nâng cao hiệu quả hoạt động, công bằng, minh bạch, hệ thống phần mềm ERP đang nhận được sự chấp thuận từ các nhà phát triển chiến lược kinh doanh. Minh chứng rằng thị trường phần mềm ERP đã tăng trưởng trong với tốc độ CAGR là 7,2% trong giai đoạn 2014–2020.
Cloud ERP ra đời như một biện pháp tối ưu và tiết kiệm chi phí
Hầu hết tổ chức kinh doanh đều theo kim chỉ nam “Tăng thu giảm chi”. Vì vậy chi phí hoạt động hàng ngày càng thấp thì cơ hội tăng tỷ suất lợi nhuận gộp càng cao. Việc triển khai ERP, đặc biệt là đồng bộ với công nghệ đám mây đã được chứng minh là một biện pháp hiệu quả về chi phí của doanh nghiệp.
Thông thường các giải pháp ERP tương đối đắt, nhưng đối với các công ty đang tìm kiếm khả năng kiểm soát hiệu quả cho việc kinh doanh của họ, thì đó là một khoản đầu tư đáng cân nhắc. Bằng việc tận dụng giải pháp tất cả trong một (all-in-one) trên đám mây (CloudERP) để thống nhất tất cả các hệ thống, kiểm soát hàng tồn kho, tài chính, nhân sự hay quản lý hành chính cho đến hạ tầng, bảo trì, đội ngũ IT nội bộ…
Lấy một ví dụ đơn giản, việc áp dụng Cloud ERP có thể mang lại lợi ích theo nhiều cách cho các nhà sản xuất sản phẩm. Khi mà một hệ thống kiểm soát hàng tồn kho được kết nối thống nhất cho phép giám sát tốt hơn luồng vào và luồng ra của nguyên vật liệu và hàng hóa. Điều này giúp lập kế hoạch dự trữ tốt hơn và có khả năng làm giảm lượng phế liệu. Bên cạnh đó bằng cách tối ưu kiểm soát hàng tồn kho các nhà sản xuất cũng có thể giảm chi phí kho bãi, lưu kho.
Ngoài ra một tổ chức có thể giảm đáng kể chi phí nội bộ như là duy trì, bảo dưỡng cơ sở hạ tầng CNTT, đội ngũ IT (tham khảo thêm bài viết về lợi ích của Cloud ERP) . Điều này giảm đáng kể rủi ro về mặt nhân sự, chi phí thông qua việc chuyển toàn bộ quản lý và kiểm soát ERP sang môi trường đám mây sẽ đơn giản hóa và giúp tiết kiệm đáng kể cho công ty.
Việc theo dõi, điều chỉnh và kiểm soát liên tục các yếu tố khác nhau của từng quy trình kinh doanh trong doanh nghiệp có thể tạo ra nhiều hiểu biết sâu sắc về cách thức hoạt động của các chức năng. Các quan sát được chứng minh là hữu ích cho việc tạo dữ liệu phân tích để đánh giá hiệu quả kinh doanh hàng ngày. Điều này sẽ nâng cao đáng kể chất lượng trong khi cắt giảm chi phí.
Truy cập mọi lúc mọi nơi đó cũng là một trong những ưu điểm vượt trội của nền tảng Cloud ERP, khi mà thời đại thông tin chuyển đổi số đang diễn ra một cách nhanh chóng. Trưởng nhóm kinh doanh có thể thông qua vài thao tác để nắm bắt tức thời lượng hàng tồn kho ngay trong cuộc họp quan trọng với đối tác để đưa ra quyết định mang tính chiến lược. Không làm bỏ lỡ các hợp đồng kinh doanh quan trọng.
Bối cảnh cạnh tranh sôi động trong ngành công nghiệp ERP
Ngành công nghiệp ERP phục vụ cho nhiều doanh nghiệp trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe, sản xuất sản phẩm, CNTT & viễn thông, và các lĩnh vực chính phủ. Các mô hình kinh doanh phức tạp và phát triển nhanh chóng yêu cầu các hệ thống ERP cần có khả năng tùy chỉnh để quản lý các nghiệp vụ đặc thù của tổ chức họ. Kịch bản cạnh tranh cho thị trường ERP là cực kỳ sống động, vì những đơn vị/đại lý/đối tác mới tham gia cũng đang có những bước tiến trong ngành. Các hãng ERP lâu đời và có tên tuổi đang áp dụng các chiến lược tiếp thị đa dạng để phục vụ thì trường khách hàng đầy tiềm năng nhưng cũng không kém phần thách thức. Các nhà phát triển phần mềm đang bổ sung các lợi thế hàng đầu vào hệ thống ERP của họ để luôn dẫn đầu cuộc chơi của họ.
Chẳng hạn, Microsoft đang cải tiến lại phần mềm ERP truyền thống Dynamic 365, bằng cách kết hợp nó với chức năng quản lý quan hệ khách hàng (CRM). Gã khổng lồ phần mềm tuyên bố sẽ cung cấp các sản phẩm có chi phí hiệu quả hơn so với các sản phẩm của đối thủ cạnh tranh. Tương tự, Oracle cũng đã tung ra một dịch vụ tối ưu hóa cho việc quét hóa đơn (Auto scanning Invoices) trên nền tảng đám mây ERP của mình.
Không để tụt lại trong cuộc đua ERP, thậm chí SAP đã quyết định tung ra công nghệ mới của mình có tên SAP HANA 2, một phần mềm mới cung cấp một loạt các công cụ quản lý dữ liệu, phân tích và khả năng phát triển ứng dụng mới nhanh chóng. Marie Goodell, phó chủ tịch kiêm giám đốc tiếp thị cấp cao của nền tảng HANA, cho biết: “Mục tiêu của chúng tôi là giúp các tổ chức CNTT phát triển hoạt động của họ thành các tổ chức linh hoạt để chuyển đổi kỹ thuật số. “Mục tiêu của chúng tôi với phiên bản này là giúp khách hàng thực sự đổi mới.”
Việc áp dụng ERP của hầu hết các tổ chức đóng một vai trò rất quan trọng trong gia tăng hiệu quả kinh doanh của họ. Bằng cách cung cấp thông tin cập nhật theo thời gian thực, chi tiết hoạt động theo từng phút của mọi bộ phận, từ đó chủ doanh nghiệp có thể tập trung chiến lược của họ vào việc kiểm soát chất lượng và tối ưu năng suất. Không chỉ là một biện pháp cắt giảm chi phí tuyệt vời, phần mềm ERP còn cung cấp khả năng đơn giản hóa các quy trình quản lý rời rạc lâu đời. Việc hợp nhất thông tin dễ dàng giữa các hệ thống khác nhau đã cho phép sự tương tác tốt hơn giữa các phòng ban. Đây có lẽ là động lực chính thúc đẩy các doanh nghiệp đa ngành áp dụng các chiến lược lập kế hoạch này trong cách tiếp cận của họ. Định hướng của thị trường ERP đang dần thiết lập các tiêu chuẩn mới trong qui trình kiểm soát doanh nghiệp thông qua Cloud ERP để đảm bảo rằng các doanh nghiệp có được dữ liệu chính xác nhất trong những thời khắc quan trọng nhất.