Mọi nhà sản xuất đều tập trung vào tăng năng suất, nâng cao hiệu quả, giải quyết các vấn đề liên quan đến kiểm soát chất lượng, loại bỏ thời gian chết gây ra bởi tái sản xuất và bảo trì. Tuy nhiên, điều dễ hiểu là chuyển đổi số mang đến lợi ích cho tất cả các vấn đề nói trên, nhưng thử thách là có hiển thị được dữ liệu thông tin đầy đủ từ nhà máy sản xuất và tất cả tình hình đang vận hành của doanh nghiệp. Mối quan tâm này đã được bàn luận nhiều từ trước rằng các dữ liệu đó có thể được lưu trữ bởi hệ thống Quản lí nguồn lực doanh nghiệp (ERP), bác bỏ sự cần thiết của hệ thống điều hành sản xuất (MES). Các nhà nghiên cứu tin rằng một giải pháp tích hợp sẽ tốt hơn và đã cho xuất bản sách kỷ thuật số miễn phí nhấn mạnh vì sao hai hệ thống MES và ERP cần được kết hợp cùng nhau để làm lợi nhanh chóng cho doanh nghiệp.
So sánh giữa MES và ERP
Để hiểu vì sao tích hợp hai hệ thống sẽ có lợi hơn, thì quan trọng là phải hiểu vai trò và điểm nổi bật của từng hệ thống. Một nền tảng ERP là một bộ phần mềm tích hợp từ nhiều phần mềm ứng dụng dùng riêng cho quản trị từng phân hệ như: Bán Hàng, Mua Hàng, Nhân Sự, Tài chính và Kế Toán. Nền tảng này tạo ra một kho lưu trữ dữ liệu trung tâm, sau đó đóng vai trò như một trung tâm hoạch định chiến lược cho doanh nghiệp.
Nền tảng ERP cho thấy được cần bao nhiêu chi phí để sản xuất một sản phẩm cụ thể và số lượng nguyên liệu cần dùng, dữ liệu được tập hợp và xem xét trong một khoản thời gian nhất định. Bởi vì, quá trình giám sát không diễn ra theo thời gian thực và không được liên kết với quy trình sản xuất, hệ thống ERP không thể cung cấp thông tin chiến lược hiện hữu cho người điều hành sản xuất và người vận hành máy móc.
Mặt khác, nền tảng hệ thống MES có thể giám sát cả quy trình sản xuất từ đầu đến cuối. Bao trùm tất cả từ nguyên phụ liệu cho đến thành phẩm, hệ thống MES là con đường nhanh nhất dẫn đến gia tăng vượt trội lợi nhuận, sự linh động và nhất quán.
Triển khai hệ thống MES, doanh nghiệp có thể số hóa thông tin trong các nhà máy sản xuất hiện đại, tiêu chuẩn hóa các vận hành hiệu quả và các chỉ số hiệu suất chính trên một nhà máy hoặc nhiều nhà máy và đưa ra lộ trình cải tiến liên tục.
Hệ thống MES không tự vận hành theo bối cảnh với các dữ liệu ở cấp doanh nghiệp. Gói triển khai hoàn chỉnh cho toàn doanh nghiệp cho phép hiển thị và kiểm soát dữ liệu tại thời gian thực. Gói này chỉ có thể triển khai được khi tích hợp hai phương thức MES và ERP.
Một sự kết hợp toàn thắng
MES và ERP không nên ở thế “chỉ chọn một trong hai”. Lí do là, một ứng dụng tích hợp sẽ hội tụ lợi thế chung, kết nối mọi người khi làm việc cùng nhau. Cải tiến chiến lược kinh doanh trong khi vẫn để mắt đến các chi phí quan trọng đối với mọi chủ doanh nghiệp, nhưng tính quyết định của các tính toán đó đến từ thực tế vận hành của các hoạt động tại xưởng. Đối với các nhà điều hành doanh nghiệp đang tìm kiếm sự cải tiến hiệu quả hoặc chủ động triển khai bảo trì, thì họ cần đưa ra quyết định theo thời gian thực mà điều đó thì rất khó thực hiện được nếu chỉ vận hành trên một hệ thống ERP.
Các nhà sản xuất cần dữ liệu doanh nghiệp ở mọi cấp độ cho đến từng chi tiết nhỏ nhất. ERP cung cấp tổng quan về hoạt động và đóng một vai trò quan trọng trong việc lập kế hoạch kinh doanh, MES đang hoạt động ở cấp độ máy sản xuất và thu thập thông tin trên tất cả các nguồn dữ liệu, có khả năng tiến hành kiểm tra chất lượng và hiệu suất trong thời gian thực và thông báo cho người vận hành theo đó. Việc kết hợp các ngăn xếp dữ liệu này giúp khả năng lấy dữ liệu theo thời gian thực trên các lĩnh vực kinh doanh và mở ra toàn bộ lợi ích của Chuyển đổi kỹ thuật số cho doanh nghiệp.
Với sự kết hợp giữa các nền tảng ERP và MES đạt chuẩn quốc tế, cả chủ doanh nghiệp và các nhà điều hành sản xuất sẽ có đủ thông tin cần thiết để chủ động chuẩn hóa các quy trình sản xuất và duy trì chất lượng cũng như sự tuân thủ trong toàn bộ doanh nghiệp, dù quy mô lớn hay nhỏ.